Phần 1: Tìm hiểu về cá nhân
Khởi động cho cuộc phỏng vấn thì sẽ là các câu hỏi khai thác và tìm hiểu về thông tin cá nhân của bạn, các câu hỏi có thể được lồng vào các phần khác chứ không phải lúc nào cũng hỏi liền tù tì nhé. Đôi khi người phỏng vấn sẽ hỏi bạn có giao tiếp được bằng ngoại ngữ không (tiếng anh, tiếng nhật, … tùy môi trường công ty mà bạn ứng tuyển), nếu bạn ok thì cuộc phỏng vấn sẽ sử dụng ngoại ngữ cho đến lúc nào họ hoăc bạn muốn chuyển đổi
Ví dụ như:
- Bạn hãy tự giới thiệu về mình? Theo quan điểm cá nhân mình thì các bạn nên giới thiệu những cái mới mẻ chưa có trong CV của bạn, chọn lọc những thông tin nổi bật của bản thân mình vì những gì cơ bản đã có thì người phỏng vấn đã có thể xem qua CV rồi
- Thời điểm tốt nghiệp/ra trường của bạn? Thời gian các bạn có thể tham gia làm việc? Mục đích đảm bảo là các bạn có đáp ứng được thời gian làm việc, một số tiêu chí từ công ty gì đấy không.
- Thời gian rãnh bạn thường làm gì?
- Tại sao bạn chọn nghề tester? Hay điều gì ở nghề tester khiến bạn cảm thấy thú vị/thích thú?
- Bạn học lý thuyết/thực hành từ những nguồn nào?
- Ưu điểm, nhược điểm của bạn là gì? Hay những điểm mạnh nào của bạn thích hợp với một tester?
- Theo bạn những điều gì cần có của một tester? Hay theo bạn như thế nào là tester giỏi?
- Bạn đã có ý định lập gia đình chưa? Hay bạn đã có gia đình chưa? Hay bạn đã có người iu chưa?
Phần 2: Kinh nghiệm đã làm của bạn
Sau phần khởi động thì sẽ đến phần tìm hiểu về kinh nghiệm làm việc của bạn, các bạn không nên nghĩ rằng chỉ khi đi làm rồi mới có kinh nghiệm nhé, nó có thể là kinh nghiệm trong quá trình học tập, tự nghiên cứu của bản thân, .. Đôi khi việc chơi game, lướt web hằng ngày của các bạn cũng là kinh nghiệm Từ những kinh nghiệm của bạn thì người phỏng vấn sẽ hỏi thêm chi tiết.
Một số câu hỏi như:
- Bạn đã từng đi làm/đi thực tập ở đâu chưa? Hãy nói qua về công ty cũ của bạn? Có bao nhiêu người? Có biết/quen/làm việc với người A, B.. không? Làm về mảng gì? Bạn thấy môi trường như thế nào… không biết là có phải điều tra đối thủ cạnh tranh không nữa hay đơn giản hỏi để giải tỏa tâm lý căng thẳng của bạn mà cũng có khi đang điều tra xem bạn có lừa dối họ không?
- Công việc của bạn là gì? Hay hãy nói qua về công việc/quá trình học tập của bạn trước đây?
- Giới thiệu về dự án gần nhất mà bạn làm? Theo quan điểm cá nhân mình thì bạn nên chọn cho mình kinh nghiệm mà bạn thực sự hiểu rõ và tự tin về nó, vì từ đây họ sẽ đặt ra tiếp những câu hỏi xoay quanh về dự án để tìm hiểu xem bạn đã làm như thế nào, xử lý ra sao, hiểu về nó ở mức nào…bla..bla..bla..
- Hãy nói về vai trò, trách nhiệm của bạn trong dự án đã làm?
- Bạn có tìm được lỗi (bug) nào thú vị trước đây chưa? Hay lỗi lớn nhất mà bạn tìm thấy được là gì? Bạn đã xử lý nó như thế nào?
- Ngoài kiến thức đi làm/đi học ra thì bạn có làm gì để trau dồi thêm kiến thức hay kinh nghiệm cho mình không? Hay có nghiên cứu tìm hiểu từ các trang tài liệu, dạy học, hỏi đáp … về test không? Là các trang nào?
- Theo bạn thì điều gì tạo nên sự thành công của một ứng dụng/website?
- Bạn có bí kíp gì để test nhanh hay giúp cho công việc của mình hiệu quả hơn không?
- Bạn thường sử dụng những công cụ, ứng dụng.. gì để phục vụ cho công việc của mình?
Phần 3: Kiến thức về testing, câu hỏi về chuyên môn
Câu hỏi lý thuyết về testing
- Bạn hiểu gì về tester? Các công việc của một tester?
- Bạn có biết về quy trình phát triển phần mềm? Có biết về chuẩn CMMI? hay các chuẩn nào không? Trình bày về những gì bạn biết? Hay là bạn đã từng làm với mô hình hay quy chuẩn nào
- Testcase là gì? Testcase gồm những thông tin gì? Hay cách bạn viết testcase?
- Test plan là gì? Trình bày nội dung của test plan?
- Phân biệt Black box testing và White box testing?
- Regression testing (Test hồi quy) là gì? khi nào thì bạn thực hiện regression test?
- Có những phương pháp kiểm thử phần mềm nào? Nêu cụ thể từng phương pháp đó?
- Có các kỹ thuật test nào? …
Phần thực hành thực tế
Người phỏng vấn sẽ đặt ra cho các bạn các trường hợp, bài toán, yêu cầu thực tế để các bạn thực hành xử lý.
Ví dụ: Cho ô text field chức năng tìm kiếm theo tên. Bạn hãy đưa ra những test case cho chức năng tìm kiếm đó? Bạn hãy giả sử bug xảy ra và cách mà bạn thực hiện log bug đó?
Phần 4: Tính cách, xử lý vấn đề, định hướng và mong muốn của bạn
Phần này là các câu hỏi liên quan đến trắc nghiệm tính cách của bạn, cách bạn xử lý tình huống, định hướng công việc trong thời gian tới và mong muốn, nguyện vọng của bạn.
Trắc nghiệm về tính cách, xử lý tình huống/vấn đề của bạn
- Nếu dev (developer) nói không phải là bug (lỗi) thì bạn sẽ làm gì? Đừng có mà vã người ta nhé =)) Trước tiên nên xem lại con bug mà bạn log có vấn đề gì không nè, đúng với yêu cầu không, không có yêu cầu thì confirm Q&A với Khách hàng, nói có sách mách có chứng, đem bằng chứng ra đố mà cãi,.. bí quá thì nhờ đồng minh, các boss ra tay xử…
- Nếu làm chung với các dev nóng tính, dễ bực bội.. thì bạn sẽ làm gì để dung hòa công việc của mình? hay tránh được cãi cọ trong làm việc? Cần cả một nghệ thuật, nói có vẻ dễ nhưng thực tế vô cùng khó, chém gió là chính
- Khi phát hiện vấn đề mà bạn cho là nghiệm trọng trong công việc/dự án bạn sẽ làm gì?
- Nếu lỗi xảy ra chập chờn, lúc có lúc không mà đôi lúc không tái hiện lại được bạn sẽ xử lý ntn?
- Bạn làm gì khi dev nói rằng bug của bạn không xảy ra trên máy của họ?
- Bạn sẽ giải thích sao khi có một lỗi được khách hàng tìm thấy nhưng bạn đã test pass trường hợp đó trước khi release cho khách hàng?
- Bạn sẽ làm gì khi một công việc leader ước lượng thời gian ngắn hơn (ít hơn) lượng thời gian mà bạn nghĩ mình sẽ cần để hoàn thành công việc đó?
- Bạn đã bao giờ bỏ xót các bug quan trọng chưa? Bạn đã giải quyết như thế nào nếu có?
- Đồng nghiệp/mọi người xung quanh nhận xét bạn như thế nào? Hay bạn tự thấy mình là người như thế nào?
- Khi gặp một vấn đề không rõ ràng trong yêu cầu thì bạn sẽ làm gì? Hay nếu một vấn đề bạn không biết thì bạn làm gì để giải quyết?
Trên đây là một số phần cần lưu ý khi đi phỏng vấn, Chúc các bạn Thành Công